Tin tức

Phân biệt tụ đề và tụ ngậm hay kapa đề và kapa ngậm như thế nào?

Các bạn ít nhiều đã từng nghe nói đế tụ điện trong các thiết bị điện tử như điều hòa, tủ lạnh, máy giặt, máy bơm nước,….Tụ điện là một trong những linh kiện quan trọng của những thiết bị này. Bạn thấy một tụ điện khá lớn được kết nối với một đầu dây ra của motor điện. Trong các động cơ điện xoay chiều một pha như máy bơm nước, máy giặt, máy điều hòa không khí,….ta thấy có 2 tụ điện, một là tụ đề (còn gọi là kapa đề hay capa đề),  còn tụ còn lại tụ ngậm (kapa ngậm hay capa ngậm).

Chữ “capa” thực tế còn được viết tắt là "kapa", là viết tắt của từ “capacitor” trong tiếng Anh (nghĩa là tụ điện). Sự phân biệt của 2 loại tụ đề và tụ ngậm này rất có ý nghĩa trong trường hợp bạn cần sửa chữa các máy đó.

Bạn cần phân biệt được loại tụ đề và tụ ngậm này, và trị số của chúng để chọn mua thay thế phù hợp. Nếu bạn chọn sai, khi lắp vào máy, mô tơ có thể sẽ hoạt động không đúng cách, dẫn đến làm giảm chất lượng motor, hoặc tụ sẽ bị cháy ngay khi vừa thay vào.

Sau đây là bài viết sẽ nói rõ hơn thế nào là tụ đề và tụ ngậm để bạn có cái nhìn rõ hơn:

1. Tụ đề hay capa đề (kapa đề)

Sử dụng tụ đề để làm tăng mô-men khởi động cho động cơ trong một khoảng thời gian ngắn ban đầu. Bên cạnh đó, cho phép động cơ có thể dừng và chạy một cách nhanh chóng. Tụ này thường là tụ không phân cực. Giá trị điện dung của tụ đề từ 25 ~ 30 uF (microFaras) ở 220V, hoặc là sẽ có 4 mức điện áp làm việc là: 125V, 165V, 250V và 330V.

Khi khởi động động cơ, tụ đề thường sẽ làm lệch pha dòng điện đặt vào cuộn đề trong động cơ. Điều này sẽ làm cho động cơ đủ mô-men để tăng tốc đạt khoảng 3/4 tốc độ tối đa. Khi đã đạt đến số vòng quay tối đa tụ này sẽ được ngắt ra khỏi mạch bằng một công tắt ly tâm (centrifugal switch) đặt bên trong động cơ.

Tụ đề hay capa đề (kapa đề).

Khi cần thay thế tụ đề, ta cần quan tâm đến giá trị điện dung và điện áp của tụ đề để chọn được một tụ đề phù hợp. Giá trị điện áp phải bằng hoặc cao hơn tụ đề cần thay thế. Đồng thời, giá trị điện dung phải gần với tụ cần thay thế.

2. Tụ ngậm hay capa ngậm (kapa ngậm)

Tụ ngậm được dùng để làm việc liên tục trong suốt thời gian hoạt động của động cơ. Loại tụ này thường được chế tạo bằng vật liệu phim polypropylene và không phân cực. Giá trị của tụ ngậm thường thường sẽ thay đổi từ 1.5 ~ 100 uF (microFarads). Điện áp làm việc trong khoảng từ 370V đến 440V. Tụ ngậm thường được sử dụng trong các động cơ điện một pha để làm lệch pha điện áp đặt cuộn dây thứ hai, và đồng thời giúp đảm bảo hiệu suất hoạt động của motor.

Tụ ngậm nhôm, kapa ngậm nhôm 15uF, 20uF, 30uF, 40uF, 50uFTụ ngậm nhôm, kapa ngậm nhôm 15uF, 20uF, 30uF, 40uF, 50uF.

Khi cần thay tụ ngậm, ta cần quan tâm đến các trị số của tụ. Vì nếu bạn thay sai, giá trị sẽ dẫn đến từ trường xoay sinh ra bởi các cuộn dây trong động không đồng đều. Từ đó sẽ làm cho rô-to (rotor) “giật” tại các vị trí từ trường không đồng điều này. Từ đó sẽ khiến cho động cơ chạy mau nóng, ồn, tiêu thụ nhiều năng lượng hơn và dẫn đến động cơ bị lỗi. Những trị số khi chọn tụ ngậm thay thế là giá trị điện áp ghi trên thân tụ và giá trị điện dung (giá trị điện áp của tụ mới phải bằng hoặc cao hơn tụ cần thay, và đồng thời, giá trị điện dung phải gần với tụ cần thay thế).

Trên đây là những thông tin chi tiết về tụ đề và tụ ngậm (hay kapa đề và kapa ngậm). Hy vọng chũng sẽ là thông tin hữu ích dành cho bạn!

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

Cửa Hàng Điện Nước Hồng Đức

Địa chỉ: Số 118/24/3E Liên Khu 5-6, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP. HCM

Điện thoại/Zalo: 0963.477.369